Các nhà khoa học thuộc dự án Khảo sát Châu Nam Cực bởi Anh Quốc (British Antarctic Survey, BAS) vừa công bố bản đồ chi tiết nhất từ trước đến nay về lớp đá gốc bên dưới bề mặt băng giá của Lục địa Nam Cực – Bedmap3. Tạo nên bản đồ này là cơ sở dữ liệu đến từ các cuộc thăm dò máy bay, viễn thám vệ tinh, tàu thuyền, thậm chí cả xe trượt tuyết được do chó kéo. Nghiên cứu, được công bố trên tạp chí Scientific Data, cung cấp thông tin mới về những đỉnh núi cao và khe vực sâu nhất ẩn mình dưới 27 triệu kilomet khối băng.

So với lần cập nhật bản đồ cuối cùng vào năm 2001, Bedmap3 được xây dựng với gấp đôi tài nguyên về dữ liệu (82 triệu điểm dữ liệu với độ phân giải 500-m). Sử dụng công nghệ viễn thám vệ tinh, độ cao của các tảng băng, độ dày của các thềm băng nổi, vị trí các thung lũng và núi đá dưới lớp băng, ranh giới giữa băng trên đất liền và dưới đại dương được xác định chính xác hơn đáng kể. Điển hình như lưu vực Astrolabe, Adéline Land từng được cho là vùng băng sâu nhất lục địa nay đã “trao lại” danh hiệu cho một hẻm núi chưa đặt tên tại Wilkes Land, với lớp băng dày 4,757 m – gấp 5.7 lần chiều cao toà nhà Burj Khalifa ở Dubai.
Bedmap3 giúp các nhà khoa học đánh giá chính xác phản ứng của lớp băng Nam Cực trước hiện tượng nóng lên toàn cầu. Tiến sĩ Hamish Pritchard, tác giả chính của nghiên cứu, so sánh hành vi của lớp băng giống như siro chảy trên một bề mặt gồ ghề, với các gờ núi và thung lũng quyết định hướng và tốc độ di chuyển của băng. Theo chuyên gia bản đồ Peter Fretwell tại BAS, Bedmap3 cho thấy lớp băng Nam Cực dày hơn so với ước tính trước đây, và có một phần lớn nằm dưới mực nước biển. Điều này làm tăng nguy cơ tan chảy khi nước biển xâm nhập vào rìa lục địa. Nếu toàn bộ băng Nam Cực tan, mực nước biển toàn cầu sẽ dâng lên 58 m.
Nguồn: https://phys.org/…/2025-03-landscape-beneath-antarctica…
Tổng hợp: Khoa Lê