Trường Đại Học Quốc Tế – Đại Học Quốc Gia TP.HCM

VỤ NỔ VŨ TRỤ VỚI MỨC NĂNG LƯỢNG LỚN HƠN SIÊU TÂN TINH

Các nhà nghiên cứu tại Viện Thiên văn Đại học Hawai (IfA) đã phát hiện và tiến hành kế hoạch quan sát hai tia sáng bất thường trong dữ liệu nhiệm vụ Gaia (thuộc Cơ quan Vũ trụ châu Âu). Hệ thống cảnh báo tiểu hành tinh ATLAS của Đại học Hawai, đài quan sát W. M. Keck và nhiều kính thiên văn khác trên toàn cầu đã hỗ trợ các nhà khoa học phát hiện ra một loạt vụ nổ vũ trụ mạnh mẽ nhất từ trước đến nay, được đặt tên là “hiện tượng hạt nhân cực đoan” (extreme nuclear transients hay ENTs).

Vụ nổ ENT xảy ra khi ngôi sao lớn ít nhất ba lần mặt trời bị xé toạc khi tiến quá gần siêu hố đen và tạo ra vụ nổ sáng gấp 10 lần so với mọi siêu tân tinh đã biết và kéo dài nhiều năm. Nhóm nghiên cứu đã ghi nhận một sự kiện ENT đặc biệt mang tên Gaia18cdj, sự kiện này phát ra năng lượng gấp 25 lần siêu tân tinh mạnh nhất từng được biết và tương đương với 100 lần năng lượng Mặt Trời phát ra trong một năm. Những tia sáng mượt và kéo dài của ENT cho thấy một quá trình vật lý riêng biệt gọi là sự hấp thụ dần của một ngôi sao bị phá hủy bởi siêu hố đen.

Các ENT không chỉ khép lại sự tồn tại của một ngôi sao khổng lồ, mà còn làm rõ quá trình phát triển các siêu hố đen lớn nhất trong vũ trụ. Nhờ vậy, chúng là công cụ quý giá để nghiên cứu các siêu hố đen khổng lồ ở các thiên hà xa xôi, từ đó mở ra cơ hội nghiên cứu hoạt động của các hố đen nguyên thuỷ.

Nguồn : https://phys.org/…/2025-06-biggest-boom-big-astronomers…

Tổng hợp: Hoàng Thế Anh