Trong dự án mang tên “SPIn4D”, các nhà thiên văn học và khoa học máy tính tại Viện Thiên văn Đại học Hawai’i (University of Hawai’i Institute for Astronomy – IfA) đã kết hợp công nghệ quan sát Mặt Trời độ phân giải cao với khoa học máy tính tiên tiến để phân tích dữ liệu thu được từ kính Daniel K. Inouye trên đỉnh Haleakalā, Maui, Hawaii – kính thiên văn quan sát Mặt Trời trên lớn nhất hành tinh hiện nay.
Dữ liệu khoa học sử dụng trong dự án SPIn4D là từ trường Mặt Trời – đo được nhờ hiện tượng phân cực ánh sáng. Các nhà nghiên cứu từ Đài Quan sát Quốc gia (National Solar Observatory-NSO) và Đài Quan sát Cao (High Altitude Observatory – HAO) áp dụng mạng neuron sâu (deep neural network) để ước tính các tính chất vật lý của quang quyển (thuộc khí quyển Mặt Trời). Phương pháp này tăng tốc quá trình phân tích lượng dữ liệu khổng lồ mỗi ngày, lên đến hàng chục tetrabyte. Nhờ đó, mô hình giúp hình dung khí quyển Mặt Trời theo thời gian thực thay vì yêu cầu nhiều giờ để thu kết quả như trước đây.
Để huấn luyện các mô hình AI, nhóm đã sử dụng hơn 10 triệu giờ trên CPU siêu máy tính Cheyennne – Tổ chức Khoa học Quốc gia Mỹ (U.S. National Science Foundation – NSF). Hơn 120 terabyte dữ liệu được tạo ra để “bắt chước” quan sát của kính Inouye ở độ phân giải cực cao. Hiện nay, tập dữ liệu con gần 13 terabyte kèm hướng dẫn sử dụng chi tiết đang được chia sẻ rộng rãi. Trong tương lai, mô hình học sâu đầy đủ sẽ được SPIn4D công bố như một công cụ khoa học cho cộng đồng.
Nguồn : https://phys.org/…/2024-11-ai-astronomy-neural-networks…
Tổng hợp : Khoa Lê