Sau hơn 1 thập kỷ nghiên cứu phát triển bởi Cơ quan Vũ trụ Châu âu (ESA), 2 vệ tinh thuộc sứ mệnh Proba-3 đã được Ấn Độ đã phóng thành công lên quỹ đạo để nghiên cứu Mặt Trời, sử dụng phương pháp “nhật thực nhân tạo”. Hiện Ấn Độ còn là quốc gia được chọn đặt hàng phóng ưu tiên do vấn đề không tìm được đối tác sở tại và tên lửa dùng phóng chính tại Châu Âu là Ariane 5 không còn được sử dụng.
Proba-3 gồm 2 vệ tinh nặng hơn nửa tấn với thiết kế khác nhau: Tàu vũ trụ Occulter (Vật chắn) đóng vai trò như tấm khiên che phần lớn ánh sáng Mặt Trời, chỉ để lộ ra phần “viền Mặt Trời” gọi là vành nhật hoa (cornona); tàu Coronagraph mang theo thiết bị chuyên dụng gọi coronagraph (tạm dịch là “kính quan sát nhật hoa”) để tiến hành đo đạc. Thông thường, các kính quan sát nhật hoa sẽ có sẵn một vật chắn nằm ở tâm để che đĩa sáng, nhưng chúng thường xuyên gặp hiện tượng nhiễu xạ gây hư hỏng dữ liệu: Ánh sáng còn sót lại ở phần cạnh viền vật chắn làm lu mờ các tín hiệu yếu do vật chắn được đặt ở khoảng cách khá gần cảm biến.
Cặp đôi vệ tinh Proba-3 khi phóng lên sẽ giải quyết chính xác vấn đề này. Chúng tách ra trong không gian, bay theo “quỹ đạo song song” quanh Trái Đất và duy trì độ cao hoàn toàn tự động. Bằng cách xếp thẳng hàng hai vệ tinh (cách nhau xấp xỉ 150 mét) với Mặt Trời liên tục trong 6 tiếng. Với đội hình bay này, tàu Occulter có thể “tạo nhật thực” đủ lâu để tàu Coronagraph thực hiện quan sát. Kỹ thuật đo này giúp phát hiện tốt hơn các đặc điểm nhỏ ở lớp ngoài vành nhật hoa, vốn cực kỳ nóng nhưng lại mờ nhạt.
Dự kiến thời gian hoạt động của sứ mệnh Proba-3 kéo dài trong ít nhất 2 năm. Trong quãng thời gian này, chúng có thể giúp các nhà khoa học giải đáp một số bí ẩn về Mặt Trời như cơ chế khiến vành nhật hoa lại nóng bất thường và cách thức gió Mặt Trời được gia tốc tới tốc độ lớn như vậy. Cặp đôi vệ tinh có thể cải thiện đángkeer việc nghiên cứu vành nhật hoa, với 6 giờ quan sát liên tục trong mỗi quỹ đạo dài 19 giờ 36 phút.
Tham khảo thêm về Proba-3 tại https://www.esa.int/…/Proba_Missions/Proba-3_Mission3
Tổng hợp: Khoa Lê