Trường Đại Học Quốc Tế – Đại Học Quốc Gia TP.HCM

Vệ tinh LOTUSat-1 của Việt Nam sẵn sàng lên quỹ đạo

Vệ tinh LOTUSat-1 của Việt Nam đã chế tạo xong, hệ thống mặt đất tại Hòa Lạc cũng hoàn thành, sẵn sàng nhận dữ liệu sau khi vệ tinh phóng lên quỹ đạo. 😍

LOTUSat-1 là vệ tinh radar, quan sát mặt đất ở băng tần X (8-12 GHz). Do quan sát ở băng tần X nên vệ tinh hoạt động không phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, quan sát cả ngày lẫn đêm.

LOTUSat-1 có độ phân giải hình ảnh khoảng 1 mét.

LOTUSat-1 hỗ trợ các cơ quan ứng phó với biến đổi khí hậu, giám sát tài nguyên đất, rừng, biển và an ninh quốc phòng.

Vệ tinh LOTUSat-1 của Việt Nam sẵn sàng lên quỹ đạo, trường nào đang đào tạo nguồn nhân lực có thể khai thác và xử lý dữ liệu vệ tinh? 🤔

Ngành Kỹ thuật Không gian (Phân tích và Ứng dụng dữ liệu lớn) tại Trường Đại học Quốc tế hiện đang đào tạo kỹ sư Kỹ thuật Không gian chuyên về xử lý ảnh viễn thám (từ quang học, hồng ngoại đến radar), công nghệ định vị và dữ liệu lớn hoàn toàn có thể xử lý và phân tích hình ảnh thu được từ vệ tinh LOTUSat-1.

Dự đoán được nhu cầu của quốc gia về ứng dụng công nghệ vệ tinh trong phát triển kinh tế-xã hội và an ninh quốc phòng, cách đây gần 10 năm, vào năm 2016 ngành Kỹ thuật Không gian đầu tiên ở Việt Nam đã ra đời tại Trường Đại học Quốc tế, nhằm đào tạo kỹ sư chuyên về ứng dụng công nghệ vệ tinh. Chương trình được thiết kế dành riêng cho Việt Nam, đồng hành với các xu hướng phát triển mới nhất của thế giới về ứng dụng công nghệ vệ tinh, và đã được tổ chức kiểm định ASIIN của Đức công nhận.

Sự ra đời của ngành Kỹ thuật Không gian góp phần khẳng định vai trò tiên phong của Đại học Quốc gia TP.HCM trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong các lĩnh vực đặc thù cho quốc gia.

Xem thêm tại: https://vnexpress.net/ve-tinh-lotusat-1-cua-viet-nam-san-sang-len-quy-dao