Trường Đại Học Quốc Tế – Đại Học Quốc Gia TP.HCM

Xu thế công nghệ năm 2023: cuộc đua taxi bay và điện thoại vệ tinh

Vừa mới đây, BBC đã công bố danh sách của các xu thế phát triển công nghệ trong năm 2023. Trong đó, một trong những xu thế đáng chú ý là cuộc đua chế tạo taxi bay và điện thoại vệ tinh.

CUỘC ĐUA TAXI BAY

Hãy tưởng tượng một chiếc máy bay có thể cất cánh và hạ cánh như trực thăng, nhưng không gây tiến ồn, tiết kiệm chi phí và không tạo ra khí thải. Đây là đích đến của các công ty trên đường đua chế tạo phương tiện cất cánh và hạ cánh thẳng đứng bằng điện (electric vertical take-off and landing vehicle – eVTOL). Được thiết kế cho những hành trình tương đối ngắn với số lượng hành khách nhỏ, hàng chục công ty trên khắp thế giới đang đánh cược vào thị trường dành taxi bay.

Dẫn đầu của xu thế trên là Vertical Areospace, với VX4 cất cánh lần đầu tiên vào đầu năm nay. Vertical Areospace đã lên kế hoạch thử nghiệm và hoàn thiện VX4 trong năm 2023 và đưa taxi bay vào hoạt động ở các thành phố của Anh năm 2025.

Volocopter, có trụ sở tại Đức, cũng đã lên kế hoạch thử nghiệm công khai VoloCity vào năm 2023 tới. Công ty hy vọng máy bay sẽ được chứng nhận vào năm 2024 và sau đó triển khai các dịch vụ taxi bay tại Singapore, Paris và Rome.

Ngoài ra còn hàng chục công ty khác đang chế tạo taxi bay. Trường đua đang trở nên nóng hơn bao giờ hết.

VX4-taxi bay thế hệ mới nhất của Vertical Aerospace

ĐIỆN THOẠI VỆ TINH

Hiện nay, ở các nước phát triển phần lớn các khu vực đông dân cư đã được phủ sóng, nhưng còn một phần rất lớn diện tích ở các khu vực thưa dân chưa được phủ sóng. Đồng thời, diện tích chưa được phủ sóng này còn lớn hơn ở các nước đang phát triển khác. Để giải quyết vấn đề này, các công ty điện thoại đã quyết định phủ sóng toàn thế giới bằng vệ tinh.

Được hỗ trợ bởi một số tên tuổi lớn nhất trong ngành điện thoại di động, bao gồm AT&T và Vodafone, công ty AST SpaceMoblie đã và đang phát triển công nghệ cho phép điện thoại di động kết nối trực tiếp với vệ tinh để thực hiện cuộc gọi hoặc sử dụng dữ liệu ở tốc độ 5G.

Hiện nay, công ty đã có một vệ tinh thử nghiệm trên quỹ đạo thấp của trái đất và dự định sẽ phóng thêm 5 vệ tinh trong năm 2023. Công ty dự kiến sẽ có khả năng phủ sóng với dịch vụ toàn cầu với 100 vệ tinh vào năm 2024.

Nguồn

https://www.bbc.com/news/business-63130593

NGÀNH KỸ THUẬT KHÔNG GIAN (Phân tích và ứng dụng dữ liệu lớn)

Ngành Kỹ thuật Không gian (Phân tích và ứng dụng dữ liệu lớn), được thành lập đầu tiên ở Trường Đại học Quốc tế, ĐHQG-HCM, đào tạo kỹ sư chuyên về ứng dụng công nghệ vệ tinh bao gồm: xử lý và phân tích tín hiệu, ảnh vệ tinh; công nghệ viễn thám và định vị; phân tích và ứng dụng dữ liệu lớn.

Ngành ra đời nhằm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ vệ tinh trong mọi mặt đời sống xã hội, phát triển kinh tế và an ninh quốc phòng.

Từ năm học 2023-2024, ngành Kỹ thuật Không gian (Phân tích và ứng dụng dữ liệu lớn) đẩy mạnh khối kiến thức về khoa học dữ liệu lớn (Big Data Analytics and Applications) với 20 tín chỉ (bao gồm cả tự chọn), trong đó có 4 tín chỉ dành cho Phân tích kinh doanh với dữ liệu lớn, giúp cho sinh viên ngành Kỹ thuật Không gian làm quen với các bài toán trong thực tiễn kinh doanh. Sinh viên các ngành khác hoàn toàn có thể học môn này. ***Với sự thay đổi này, ngành Kỹ thuật Không gian (Phân tích và ứng dụng dữ liệu lớn) sẽ là một trong những ngành “hot” nhất trong đào tạo nhân lực về các công nghệ lõi của Cách mạng 4.0***.

Ngành Kỹ thuật Không gian (Phân tích và ứng dụng dữ liệu lớn) có chương trình thực tập ở các viện nghiên cứu hàng đầu ở Hàn Quốc, Đài Loan và Nhật Bản với tài trợ tài chính từ các đối tác cho sinh viên của ngành.

Kỹ sư tốt nghiệp ngành Kỹ thuật Không gian (Phân tích và ứng dụng dữ liệu lớn), 100% có việc trong khoảng thời gian 6 tháng từ khi tốt nghiệp, với mức lương từ 12 đến 25 triệu đồng/tháng.

Các bạn muốn có thêm thông tin về Ngành, đừng ngần ngại liên hệ admin nhé!